Các dạng tương tác gen và các tỷ lệ tương tác gen thường gặp trong bài tập. Những vấn đề thiết yếu giúp các bạn làm bài tập tương tác gen hiệu quả. Đây là những vấn đề bổ sung cho SGK giúp các bạn có thể nắm bắt các dạng tương tác gen một cách tổng quát và vận dụng để làm bài tập tương tác gen.
1.Tương tác bổ trợ:
a.Bổ trợ có 2 kiểu hình:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1 (ví dụ là đỏ chẳng hạn).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 alen lặn, hoặc 2 lặn sẽ cho kiểu hình 2(trắng)
Hay gặp
Tỉ lệ 9:7 P: AaBb x AaBb => F : 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 đỏ : 7 trắng)
Tỉ lệ 3:5 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 đỏ : 5 trắng)
Tỉ lệ 1:3 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 đỏ : 3 trắng)
b.Bổ trợ có 3 kiểu hình: c.Bổ trợ có 4 kiểu hình: a.Át chế do gen trội có 3 kiểu hình: b.Át chế do gen trội có 2 kiểu hình: c.Át chế do gen lặn:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 lặn sẽ cho kiểu hình 2(xanh).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 3(trắng)
Hay gặp
Tỉ lệ 9:6:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 6 xanh : 1 trắng)
Tỉ lệ 3:4:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 vàng : 4 xanh : 1 trắng)
Tỉ lệ 1:2:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 vàng : 2 xanh : 1 trắng)
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội A và 1 lặn b sẽ cho kiểu hình 2(xanh).Sự tương tác giữa 1 alen trội B và lặn a sẽ cho kiểu hình 3(tím).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 4(trắng)
Hay gặp:
Tỉ lệ 9:3:3:1 P: AaBb x AaBb => 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 3 xanh : 3 tím:1 trắng)
Tỉ lệ 3:3:1:1 (tương tự) và Tỉ lệ 1:1:1:1.
2.Tương tác át chế:
Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng.
A_B_ vì A át B nên dù có gen trội B nó vẫn chỉ thể hiện kiểu hình của A.Như vậy A_B_ và A_bb đều có cùng 1 kiểu hình 1 (màu kem chẳng hạn)
aaB_: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của B: màu xám.
aabb: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của b: màu trắng.
Hay gặp:
Tỉ lệ 12:3:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 12 kem: 3 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 6:1:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 6 kem: 1 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 4:3:1 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 4 kem: 3 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 2:1:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb.
Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng.
A_B_ , A_bb đều bị gen A át nhưng cùng thể hiện kiểu hình của gen b.Như vậy các kiểu gen A_B_, A_bb và aabb đều thể hiện cùng 1 kiểu hình của gen b (lông cong chẳng hạn)
aaB_ : vì aa không át được B nên kiểu gen này biểu hiện thành kiểu hình của B( lông thẳng chẳng hạn).
Hay gặp:
Tỉ lệ 13:3 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 13 cong: 3 thẳng)
Tỉ lệ 7:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (7 cong: 1 thẳng)
Tỉ lệ 5:3 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 5 cong: 3 thẳng)
Tỉ lệ 3:1 nữa.
Quy ước A không át, cặp aa có khả năng át.B quy định chân to.b quy định chân nhỏ.
A_B_ sẽ quy định kiểu hình chân to.
A_bb sẽ quy định kiểu hình chân nhỏ.
aaB_ và aabb do có sự át chế của cặp aa nên B và b bị “vô hiệu hoá” và sẽ thể hiện kiểu hình gen át.Như vậy 2 kiểu gen này quy định kiểu hình thứ 3(chân dài chẳng hạn).
Hay gặp:
Tỉ lệ 9:3:4 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 to: 3 nhỏ : 4 dài)
Tỉ lệ 3:3:2 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (3 to: 3 nhỏ: 2 dài)
Tỉ lệ 3:1:4 P: AaBb x aaBb => 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 3 to: 1 nhỏ : 4 dài)
Tỉ lệ 1:1:2.
3.Tương tác cộng gộp.
Tỉ lệ phổ biến là 15:1.Còn gặp 7:1 và 3:1.
Chú ý:- Có một số tỉ lệ( ví dụ như 3:4:1) xuất hiện trong nhiều dạng tương tác khác nhau, nên phải thận trọng.
- Một số tỉ lệ của tương tác gen vô cùng giống với các quy luật di truyền khác.Ví dụ như 3:1, 9:3:3:1, 1:2:1.